Vấn đề thực tế
Hiện tại ngoài thị trường có bán rất nhiều loại pin Li-Ion, như pin điện thoại di động, cell pin 18650 mà các bạn hay thấy trong các đèn pin sạc hoặc trong pin laptop….
Đặc điểm của loại pin này là có dung lượng khá lớn, gọn nhẹ dễ sử dụng. Tuy nhiên việc sử dụng hợp lý để cho pin bền và an toàn thì không phải ai cũng biết. Chúng ta cùng điểm qua một số đặc tính của loại cell pin này:
- Điện áp sử dụng trong dải 3.6V – 4.2V, có một số loại cho phép từ 2.75V – 4.2V (ít phổ biến). Có thể hiểu là khi đầy thì điện áp pin sẽ đạt 4.2V, và khi cạn là 3.3V – 3.6V (Ngưỡng này là để giúp pin an toàn).
- Điện áp của pin không được vượt quá 4.2V, và không được thấp dưới 3V.
- Không nên sạc pin với cường độ dòng điện quá cao (pin sẽ nhanh hỏng).
Thông thường là dưới 1C (1C ~ 1000mA) - Sạc pin trong giới hạn nhiệt độ khoảng 0 – 50 °C.
Và cell pin bạn mua ngoài thị trường thì tùy loại mà chúng có mạch bảo vệ đi kèm hay không. Bạn có thể xem rõ hơn cấu tạo của loại pin có sẵn mạch bảo vệ trong bài viết Giải phẫu một viên pin sạc có mạch bảo vệ.
DIY mạch bảo vệ pin
Lưu ý: mạch bảo vệ pin trong bài viết này không phải là mạch sạc cho pin, nó chỉ đơn giản là mạch bảo vệ pin. Giúp bạn không sạc quá đầy pin và không cho bạn xả pin xuống quá thấp, bảo vệ pin khi phần tải bị đoản mạch.
Thông số của mạch như sau:
- Chống xả pin quá ngưỡng 2.5V, sẽ đóng mạch khi sạc.
- Chống sạc quá đầy khi điện áp pin vượt ngưỡng 4.26V, lúc này mạch sẽ ngắt pin ra khỏi nguồn sạc và đóng mạch trở lại khi ngừng sạc.
- Ngắt tải khi đoản mạch hoặc quá dòng tiêu thụ cho phép (dòng xả max 4A)
Thời gian đáp ứng 1ms - Dòng dò là 4uA, điện áp rơi trong mạch tại 1A – 2.9V là khoảng 30mV
Mạch sử dụng IC DW01 kết hợp mosfet đôi FS8205A, chúng ta có thể dễ dàng mua chúng ở các cửa hàng bán linh kiện. Mạch này mấy anh TQ khá ưa chuộng vì giá rẻ mà ổn định:D.
Datasheet có thể xem tại đây: DW01 – FS8205A

Sơ đồ nguyên lý

PCB
Trong một số cell pin bán trên thị trường đã có tích hợp sẵn mạch này bên trong, hình dáng loại này tương tự cell pin không tích hợp mạch, có điều dài hơn cell thô một chút.
Mạch đi kèm pin có dạng như trong hình dưới đây

Mạch tích hợp bên trong cell pin 18650 ngoài thị trường
Hiện tại tôi đang sử dụng mạch diy này cho khối pin đã tháo trong cục pin laptop. Đánh giá cá nhân sau gần 1 năm dùng thấy tương đối tốt. :)

Khối pin tháo ra từ pin laptop
Enjoy! :D
Leave a Reply
9 Comments on "[Project] DIY mạch bảo vệ cell pin Lithium-Ion"
[…] Bạn cũng có thể tự làm cho mình một mạch bảo vệ đơn giản như mấy mạch trong hình kia qua bài …. […]
Không biết bạn có thể chỉ chỗ cho mình các loại FET đôi DW01 và FS8205A bán ở đâu không, vì mình cũng cần thiết kế lại, vì mạch mua về thì đơn giản nhưng nếu có nhu cầu thì nó lại cứng về mạch cũng như thiết kế rất khó khăn, thấy bài viết của bạn rất hưu ích. Mong bạn chỉ chỗ cho mình mua 2 loại IC đó
Bạn có thể tham khảo vài chỗ dưới đây. Mình ở HN.
DW01
http://kme.com.vn/product.php?id_product=1727
http://smdchip.vn/shop/dw01-lithium-battery-protection/
http://dientu4u.com/product/9994/Bao-ve-pin-Lithium-DW01-SOT23-6.html
8205A
http://smdchip.vn/shop/fs8205a/
http://banlinhkien.vn/goods-2429-ceg8205-sot23-6-kenh-n-20v-6a.html
http://kme.com.vn/product.php?id_product=1728
http://linhkien69.vn/smd-fs8205a-mosfet-tssop8_i1655_c275.aspx
Mình cũng thích mấy trò DIY này, nhưng mà công đặt mạch với mua linh kiện cũng mệt. Có sẵn đồ thì tiện chứ tự nhiên đào đâu ra đồ để làm bây giờ.
Bạn có bán không mình mua? :)
Hi,
Mình post lên cho bạn nào thích thì DIY, hoặc muốn tích hợp vào mạch của mình. Thiết kế mình tham khảo qua internet và cũng đã làm mẫu để kiểm tra thử.
Mình cũng chưa rõ hiện tại các bác bán linh kiện bán bao nhiêu, vả lại cái này làm để chơi thôi, không đú được với mấy cửa hàng. :) Bạn ở HN thì ra các cửa hàng linh kiện điện tử chắc cũng có nhiều đấy. :3
Bạn Trung Thành cho mình hỏi, mình có thể tích hợp mạch này vào khoan pin 1 cell ko? mình sợ không được vì thấy con mofet trong mạch cũ hỏng nó đang sử dụng là dòng lên tới 45A. Nếu mạch trên không được thì bạn nghiêm cứu giúp mình để tăng dòng nó lên đc ko ?
Hiện giờ mình chưa nghĩ ra cách nào tăng dòng lên cao cỡ đó. Để mình làm thử đã coi kết quả ra sao.
BÀI VIẾT RẤT HAY.
Cho mình hỏi chút:
1- nguyên lý đóng mở như thế nào bạn nhỉ.
2- mạch bảo vệ 1 cell vs bảo vệ 3 cell có khác nhau nhiều ko bạn hay thêm Mosfet
Chào bạn, theo như thiết kế cũng như là recommended của nhà sản xuất thì mỗi mạch này nên sử dụng với 1 cell.
Về nguyên lý thì bạn có thể xem kỹ hơn trong datasheet của IC DW01 có ghi khá rõ, mosfet chỉ có tác dụng đóng mở cho dòng đi qua. Mọi thứ giám sát trạng thái mạch được điều khiển bởi IC DW01.